Để phát hiện các vết nứt trên bề mặt kim loại, mối hàn sau khi gia công, đặc biệt là các vật liệu không nhiễm từ như thép không rỉ. người ta phun một chất lỏng có khả năng thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt (thường là màu đỏ) lên bề mặt vật cần kiểm tra. Nếu trên bề mặt có các vết nứt dù là rất nhỏ, chất thẩm thấu sẽ ngấm vào và đọng lại ở các khe nứt sau đó tiếp tục phun lên bề mặt kiểm tra một chất khác gọi là “chất hiện màu” làm cho phần chất thẩm thấu đã ngấm vào các vết nứt nổi rõ lên và ta nhận biết được các vết nứt rất nhỏ mà mắt thường không phát hiện được. Tuy nhiên, để có thể kiểm tra mối hàn bằng phương pháp thẩm thấu thì bề mặt vật kiểm tra phải rất sạch và khô vì vậy nó không thích hợp với các bề mặt bị bám bẩn và có độ nhám cao.
Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp từ tích tức là vật kiểm tra trước hết được cho nhiễm từ, từ trường cảm ứng vào trong vật kiểm tra tạo ra các đường sức từ. Nơi nào có khuyết tật sẽ làm rối loạn đường sức, làm xuất hiện từ trường rò. Khi bột từ được rắc lên bề mặt vật kiểm tra thì từ trường rò này sẽ hút các bột từ tạo nên các chỉ thị nhìn thấy được gần giống kích thước và hình dạng khuyết tật.
05/09/2024
03/10/2024
19/09/2024
22/08/2024
22/08/2024
22/08/2024